Tin-bài mới


  • Thông báo của Uỷ ban Thánh nhạc HĐGMVN về 2 Tuyển tập Thánh ca Việt Nam đã phát hành

    Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
    Ủy Ban Thánh Nhạc
     
    THÔNG BÁO THÁNH NHẠC
     (Ngày 1 tháng 11 năm 2016) 

     

    A. Về: 2 tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM

    Trong thời gian qua, Ủy ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBTN) đã xuất bản: Tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1, năm 2010, và Tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 2, năm 2016; (và đang tiếp tục thực hiện quyển 3).

    Hai tuyển tập Thánh Ca này bao gồm những bài thánh ca từ trước đến nay của các nhạc sĩ công giáo (đã có sách và đã được phổ biến) do UBTN tuyển chọn, nhuận sắc và giới thiệu.

    Khi thực hiện 2 tuyển tập này,  UBTN ước muốn giới thiệu mỗi nhạc sĩ một số bài tiêu biểu của mỗi giai đoạn trong quá trình hình thành nền Thánh Nhạc Việt Nam. Vì thế, xin các Cha trưởng ban thánh nhạc giáo phận, cũng như quý cha và quý vị đang phụ trách thánh nhạc các Đại chủng viện, các dòng tu lưu ý:

    1. Những bài thánh ca nếu không có trong danh mục của 2 tuyển tập này mà đã được Imprimatur thì vẫn được sử dụng trong Phụng vụ;

    2. Khi chọn bài hát, các ca trưởng nên soát lại xem bài hát được chọn có trong 2 tuyển tập này không, nếu có cần so lại để xem có chỗ nào đã được chỉnh sửa (về lời cũng như về nhạc) ngõ hầu hát cho đúng và thống nhất.

    3. Cụ thể: sau đây là những bài đã được chỉnh sửa:

    TUYỂN TẬP THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1

    (Chỉ xin đan cử một số bài)

    Trang

    Tên bài hát

    Tên tác giả

    45

    Đàn Hát Lên Các Dân Ơi

    Thiện Cẩm

    83

    Tôi Chỉ Ước Trông

    Kim Long

    96

    Chúa Chăn Giữ Tôi

    Hoài Chiên

    142

    Từ Vực Sâu  (sửa câu 4)

    Kim Long

    145

    Giờ Đoàn Con

    Vinh Hạnh

    302

    Đây Phép Nhiệm Mầu

    Hoài Chiên

    310

    Con Thờ Lạy

    Hoài Chiên

    314

    Thờ Lạy Chúa

    Hoài Đức

    319

    Thành Tâm Thờ Kính

    Kim Long

    324

    Lòng Chúa Ái Tuất

    Nguyễn Bang Hanh

    326

    Phút Than Thở

    Thiên Phụng-Tâm Bảo

    332

    Trước Thánh Thể

     Thăng Ca

    368

    Nguyện Yêu Chúa

     Hoài Chiên

    370

    Thánh Tâm Chúa Giêsu

     Huyền Linh

    372

    Trái Tim Người

     Nguyễn Khắc Tuần

    402

    Cao Cung Lên (máng lừa)

    Hoài Đức

    426

    Hang Bêlem (Hát: Hát khen
    hay hát Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh đều được…)

    Hải Linh

    430

    Mùa Đông Năm Ấy 
    (sửa : mừng sinh nhật Chúa vinh quang …)

    Hoài Đức

    604

    Cung Chúc Trinh Vương

    Hoài Đức

    610

    Dâng Mẹ

    Hoài Đức

    620

    Đền Tạ Trái Tim Mẹ

     Nguyễn Khắc Tuần

    758

    Tận Hiến Cho Đức Mẹ 
    (Có Mẹ dắt dìu con tiến lên đường mới …)

    Huyền Linh

    768

    Tiếng Hát Thiên Thu

    Dao Kim-Thiên Tân

    808

    Cầu Xin Thánh Gia (Cuối câu PK 2)

    Phạm Đình Nhu

    Trên đây là một số ví dụ để lưu ý khi chọn bài có in trong tuyển tập 1.

    TUYỂN TẬP THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 2

    (Chỉ xin đan cử một số bài) 

    Trang

    Tên bài hát

    Tên tác giả

    28

    Bình an trong Chúa

    Minh Tâm

    34

    Cảm tạ ơn Chúa

    Đàm Ninh Hoa

    38

    Chính Chúa đang nâng đỡ

    Viết Chung

    56

    Có Chúa trong đời

    Anh Tuấn

    72

    Con nâng hồn lên

    Hoàng Kim

    74

    Con tìm nhan thánh Chúa

    Sơn Ca Linh

    104

    Lời hằng sống

    Hạt Sương Nguyên

    106

    Lời kinh dâng Chúa

    Anh Tuấn

    116

    Nguồn ánh sáng

    Hoàng Kim

    122

    Nơi con nương ẩn

    Minh Tâm

    132

    Tán tụng hồng ân

    Vũ Đình Trác – Hải Linh

    142

    Tình Ngài yêu

    Huy Hoàng

    146

    Tình yêu của Chúa

    Ngọc Linh

    160

    Tựa nương bên Chúa

    Trầm Hương

    162

    Vinh quang Chúa

    Hùng Lân

    166

    Xin chỉ cho con

    Hùng Lân

    178

    Ca vang ngày mới

    Nguyễn Duy

    182

    Con hằng ước mơ

    Đa Minh

    194

    Nơi Nhà Chúa

    Đa Minh

    200

    Tiến về Nhà Chúa

    Viết Chung

    202

    Trước nhan Chúa

    Đa Minh

    222

    Dâng

    Du Sinh

    228

    Dâng dâng lên

    Đa Minh

    249

    Thân lúa miến

    Mi Trầm

    260

    Xin dâng đời con

    Huy Hoàng

    261

    Xin dâng lên

    Minh Tâm

    266

    Chúa chăn nuôi tôi

    Duy Thiên

    270

    Chúa chăn nuôi tôi

    Vũ Văn Lịch

    278

    Chúa sống trong tôi

    Nam Hoa

    280

    Đến dự tiệc thánh

    Nguyễn Duy

    282

    Đồng cỏ tươi

    Hùng Lân

    288

    Lương thực của con

    Viết Chung

    290

    Nếm thử mà xem

    Cát Minh

    299

    Ra về

    Anh Tuấn

    309

    Chúng con kính thờ

    Đa Minh

    324

    Vì yêu thương

    Minh Tâm

    331

    Hãy sẵn sàng

    Minh Tâm

    332

    Lễ dâng trông đợi

    Viết Chung

    360

    Một Hài Nhi

    Nam Hoa

    372

    Tin vui từ trời

    Viết Chung

    382

    Con đường Chúa đã đi qua

    Văn Chi

    386

    Con vươn hồn lên

    Hùng Lân

    392

    Hãy trở về

    Ngọc Kôn

    417

    Hoan ca Phục Sinh

    Hùng Lân

    424

    Mừng Chúa sống lại

    Phanxicô

    426

    Xin ở lại với con

    Hải Triều

    433

    Xin ban Thần Trí

    Việt Trì

    442

    Bài ca bác ái

    Minh Tâm

    444

    Bài ca yêu thương

    Minh Tâm

    458

    Chút tình con thơ

    Nguyễn Duy

    466

    Kính chào Trinh Nữ

    Minh Tâm

    472

    Mẹ cao sang

    Tạ Mạnh Nghi

    486

    Tràng hoa Mân Côi

    Phạm Xuân Chiến

    497

    Kính chào Thánh Cả

    Minh Tâm

    508

    Monica hiền mẫu

    Đa Minh

    512

    Người là Gio-an

    Đa Minh

    528

    Chúa thánh hiến con

    Minh Tâm

    532

    Lời kinh cầu cho các linh mục

    La Thập Tự

    572

    Dâng lễ mùa xuân

    Hải Nguyễn

    591

    Con đã cậy trông

    Nguyên Kha

    596

    Niềm hy vọng

    Mai Thiện

    619

    Này chính Chúa

    Ng. Đức Tuấn

    626

    Xin cho con

    Anh Tuấn

     NÓI CHUNG:

    1. Cần phân biệt Chúa và Cha; Ngài và Người …
    2. Alleluia, nếu có ngắt (nếu cần cắt chữ ra thì cắt theo nghĩa): tức là Al-lê-lu, Al-lê-lu-ia, chứ đừng cắt Al-lê  Al-lê-lu-ia (như thấy trong một vài bài hát)
    3. GIA-VÊ là danh Chúa trong Cựu ước. Theo thông cáo của Tòa thánh (xem Hương Trầm số 8, trang 41) chúng ta sẽ không dùng từ Giavê trong các bài hát nữa (những bài cũ đã lỡ soạn rồi, cần phải sửa lại để có thể tiếp tục hát)….

    B. VỀ THÁNH VỊNH ĐÁP CA

    Ở nhiều nhà thờ ta thấy thay vì đọc hay hát Tv đáp ca như Sách Bài đọc chỉ, thì người ta hát một bài nào khác. Làm như thế có đúng phụng vụ không ? Cha Roguet, chuyên viên phụng vụ giải thích: “Gọi là Tv đáp ca vì Tv thường do ca đoàn hay một người xướng, còn giáo dân chỉ hát câu đáp, tức là một điệp khúc ngắn lặp lại sau mỗi câu Tv. Nhưng chữ “đáp ca” còn có một ý nghĩa sâu hơn: trong phần phụng vụ Lời Chúa, Thiên Chúa nói với ta trước, và chúng ta hát một Tv để đáp lại. không phải là một bài hát để lấp chỗ trống. Tv đáp ca là thành phần trọn vẹn của Phụng vụ Lời Chúa. Tv này cần phải được lắng nghe thực sự trong thinh lặng. Đây là một cách suy niệm Bài đọc 1 trước đó và giúp ta lĩnh hội ý nghĩa Bài đọc đó trong sự cầu nguyện. Tv được phụng vụ chọn lựa tùy theo Bài đọc 1, cho nên có thể coi như một Bài đọc thứ 4” (Tìm hiểu Thánh lễ số 22 ; ba bài đọc kia là bài Cựu Ước, bài Thánh thư và bài Tin Mừng). Như vậy ta thấy rõ: Tv đáp ca có liên hệ chặt chẽ với Bài đọc 1 trước đó và phải là một bài Tv hoặc thánh ca lấy từ TK, chứ không phải là bài ca có tính cách trang trí, lấy lời của một người phàm nào, dù hay đến mấy.

    Khi hát Tv đáp ca thì làm thế nào ? Lý tưởng là hát Tv chỉ định trong sách Bài đọc. Trong thực tế, điều này khó thực hiện, vì chỉ có rất ít Tv được dệt nhạc và cộng đoàn thường không đủ khả năng để hát mỗi lần. Khi nào Tv đã được dệt nhạc thì có thể hát (nhưng lưu ý: nhiều khi phụng vụ chỉ dùng một số câu chứ không lấy cả Tv). Một giải pháp khác là dệt một điệu nhạc dễ vào câu đáp (điệp khúc), còn các câu riêng thì do một người xướng lên bằng một cung giọng đơn giản. Sách lễ Rô-ma (Qui chế Tổng quát, số 36) còn đưa ra một giải pháp nữa, ít được biết đến: Khi nào hát thì tùy theo Mùa phụng vụ có thể dùng một số câu đáp chung và một số Tv chung, thay cho các Tv đáp ca được chỉ định trong sách Bài đọc.

    1. CÁC CÂU ĐÁP VÀ THÁNH VỊNH ĐÁP CA CHUNG

    1- Các câu đáp chung có thể dùng (khi hát) với bất cứ Tv đáp ca nào trong Mùa PV

    + Mùa Vọng: Xin Chúa đến cứu chuộc chúng con.

    + Mùa Giáng sinh: Lạy Chúa, hôm nay chúng con đã nhìn thấy (hoặc: được chiêm ngưỡng) vinh quang Chúa.

       + Mùa Chay: Lạy Chúa, xin nhớ lại ân tình và tín nghĩa của Chúa. (hoặc: tình thương và lòng thành tín của Ngài)

       + Mùa Phục sinh: Al-lê-lu-ia (2 hoặc 3 lần)

       + Mùa Thường niên:

         a) Với Tv tán tụng:

                     - Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ
     
    - Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Ngài, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu
     
                     - Hát lên mừng Chúa một bài ca mới

         b) Với Tv cầu xin:

                     - Chúa gần gũi những ai kêu cầu Chúa
     
                     - Lạy Chúa, xin nhận lời và cứu độ con
     
                     - Chúa là Đấng từ bi nhân hậu

    2- Các Thánh vịnh đáp ca chung có thể hát thay cho Tv được chỉ định trong sách Bài đọc, tùy thuộc Mùa (số trước là số của bản PV, số trong ngoặc là số của bản Híp-ri)

    + Mùa Vọng:

    . Tv 24 (25),4bc-5ab.8-9.10+14 (câu đáp: 1b) lấy ở Mùa Vọng, CN 1C.
     
    . Tv 84 (85),9ab-10.11-12.13-14 (câu đáp 8) lấy ở Mùa Vọng, CN 2B.

    + Mùa Giáng sinh:

    . Tv 97 (98),1.2-3ab.3cd-4.5-6 (câu đáp: 3c) lấy ở lễ Giáng sinh, lễ ngày.

    + Mùa Chay:

    - Tv 50 (51),3-4.5-6a.12-13.14+17 (câu đáp: x.3a) lấy ở Mùa Chay CN 1A
     
    - Tv 90 (91),1-2.10-11.12-13.14-15 (câu đáp:   x.15b) lấy ở Mùa Chay CN 1C
     
    - Tv 129 (130),1-2.3-4ab.4c-6.7-8 (câu đáp: 7) lấy ở Mùa Chay CN 5A

    + Mùa Phục sinh:

    . Tv 117 (118),1-2.16ab-17.22-23 (câu đáp: 24) lấy ở lễ Phục sinh, lễ ngày
     
    . Tv 65 (66),1-3a.4-5.6-7a.16+20 (câu đáp: 1) lấy ở Mùa Phục sinh, CN 6A

    + Mùa Thường niên:

    . Tv 18B (19B),8.9.10.15 (câu đáp: Gioan 6,64b) lấy ở Mùa Thường niên, CN 3C
     
    . Tv 26 (27),1.4.13-14 (câu đáp: 1a) lấy ở Mùa Thường niên, CN 3A
     
    . Tv 33 (34),2-3.4-5.6-7.8-9 (câu đáp: 9a) lấy ở Mùa Thường niên, CN 19B
     
    . Tv 63 (63),2.3-4.5-6.8-9 (câu đáp: 2b) lấy ở Mùa Thường niên, CN 12C
     
    . Tv 94 (95),1-2.6-7.8-9 (câu đáp: 8) lấy ở Mùa Thường niên, CN 4B
     
    . Tv 99 (100),2.3.5 (câu đáp: 3c) lấy ở Mùa Thường niên, CN 11A
     
    . Tv 102 (103),1-2.3-4.8+10.12-13 (câu đáp: 8a) lấy ở Mùa Thường niên, CN 7A
     
    . Tv 144 (145),1-2.8-9.10-11.13cd-14 (câu đáp:  x.1) lấy ở Mùa Thường niên, CN 14A

    Hy vọng các nhạc sĩ sẽ dệt nhạc (dễ một chút) các câu đáp chung và các thánh vịnh đáp ca theo đúng tinh thần phụng vụ.

    2. MỘT SỐ TỪ HÍP-RI DÙNG TRONG PHỤNG VỤ

    Trong các sách phụng vụ, tiếng La-tinh chỉ còn ba từ: A-men, Al-lê-lu-ia và Ho-san-na. Trong một ít bài hát tiếng Việt đôi khi ta còn gặp Gia-vê, Ma-ra-na-tha. Ta thử tìm hiểu ý nghĩa và cách dùng những từ này.

    A-MEN có nghĩa là “thật như thế”, “tôi đồng ý”. Phụng vụ năng dùng A-men, nhưng lời thưa A-men đặc biệt long trọng ở cuối Lời nguyện nhập lễ và nhất là ở cuối Kinh Tạ ơn (Kinh nguyện Thánh Thể), trước Kinh Lạy Cha, nói lên sự đồng tình của cộng đoàn với lời cầu nguyện của linh mục. Nên nghiên cứu cách nào để làm nổi bật hai lời thưa A-men đó.

    AL-LÊ-LU-IA: theo Khải huyền 19,1.3.4.6, Al-lê-lu-ia được dùng trong bài ca khải hoàn trên thiên quốc. Vì thế thánh tiến sĩ Augustinô nói: chúng ta hát Allêluia khi còn đi trên đường ở trần thế, để thêm can đảm, thêm sức tiến về quê trời, nơi chúng ta sẽ muôn đời hát Allêluia. Khi hát, nếu cần cắt chữ ra thì cắt theo nghĩa, tức là Al-lê-lu, Al-lê-lu-ia. chứ đừng cắt Al-lê, Al-lê-lu-ia (như thấy trong một vài bài hát).

    HO-SAN-NA dùng trong bản Latinh Thánh Thánh Thánh (xem phần số 2 ở trên). Bản chính thức tiếng Việt dịch là “Hoan hô Chúa”, chỉ có bộ lễ của linh mục Nguyễn Văn Trinh dùng Ho-san-na.

    GIA-VÊ là danh Chúa trong Cựu ước. Trong một số bài hát tiếng Việt còn gặp từ này. Thực ra trong Cựu ước Híp-ri, tên Chúa được viết tắt bằng bốn phụ âm YHVH. Bốn phụ âm này đọc với nguyên âm nào thì không rõ, vì chính người Do-thái, do kính trọng, đã từ lâu không đọc tên Chúa, mà hễ gặp YHVH thì đọc là A-đo-nai, nghĩa là “Chúa chúng tôi”. Đọc là Giê-hô-va chắc chắn là không đúng. Nhiều học giả Thánh Kinh cho rằng đọc là Gia-vê (Yahveh), nhưng cũng không chắc, vì có ý kiến cho rằng có lẽ đọc là Gia-vô (Yahvoh). Dầu sao, đối với chúng ta vấn đề đó không quan trọng vì phụng vụ Giáo hội, tiếp nối truyền thống Do thái, không hề đọc tên Chúa, mà chỉ dùng Ky-ri-os (Hy lạp) hoặc Do-mi-nus (Latinh), nghĩa là “Chúa”. Vì thế chúng ta cũng nên tránh dùng Gia-vê trong các bài hát (trừ khi những bài cũ đã lỡ soạn rồi, cần phải sửa lại) và khi soạn bài hát thì nên dùng “Chúa”. Như thế hợp với truyền thống phụng vụ hơn.

    MA-RA-NA-THA là một từ tiếng A-ram gặp ở 1Cr 16, 22. Tùy theo cách ngắt chữ, có thể có hai nghĩa: Ma-ra-na-tha là “Chúa ngự đến”, Ma-ra-na tha là “Lạy Chúa chúng con, xin ngự đến” (Kh 22,20 có lời tương tự: “Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến”).

    Như đã thấy trên, thánh nhạc có liên hệ chặt chẽ với Thánh Kinh. Vì thế muốn soạn và dùng thánh nhạc cho đúng và cho thấm thía ý nghĩa, cần phải học, phải biết Thánh Kinh.

    Nếu hiểu ý nghĩa Thánh Kinh và việc sử dụng Thánh Kinh trong phụng vụ, ta sẽ chọn bài hát đúng chỗ và đúng mùa phụng vụ. Ta cũng sẽ có thể soạn những bài ca thích hợp, tránh được trường hợp đáng tiếc như bài “Hãy vùng đứng” của Vinh Hạnh lấy lời Is 60 và có cảm hứng nhạc rất khá, nhưng lại không dệt nhạc những câu 3-6 (nói về các vua tiến bước theo ánh sáng của Giê-ru-sa-lem và các dân nước sẽ mang lễ vật, vàng với trầm hương đến) nên nếu dùng trong lễ Hiển linh (là hoàn cảnh thích hợp nhất) thì thấy thiếu. Bài “Hát Lên Một Bài Ca Mới” của cùng một tác giả cũng thế: bài này là Tv 97 (98), thánh vịnh đặc trưng của Mùa Giáng sinh, nhưng lại thiếu câu 2-3 là hai câu quan trọng nhất (“Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ ... toàn cõi đất đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”), do đó bài ca hùng hồn này trở nên què quặt ... Ngược lại, soạn với lời ca lấy cảm hứng từ Thánh Kinh thì không những lời ca phong phú và đúng với đường lối Giáo hội, mà hơn nữa bài ca được bảo đảm có giá trị lâu dài, vì lời ca do nhạc sĩ sáng tác dễ chạy theo thời trang và do đó cũng rất chóng lỗi thời, còn lời ca lấy từ Thánh Kinh (và phụng vụ) thì không bao giờ lỗi thời cả (về mặt này có lẽ phần nào cũng có thể lấy linh mục nhạc sĩ Vinh Hạnh hay linh mục nhạc sĩ Kim Long làm ví dụ).

     

    Lm Rôcô Nguyễn Duy
    Trưởng ban Mục Vụ Thánh Nhạc TGP Sàigòn-TPHCM
    Thư ký UBTN-HĐGMVN.
     
    Nguồn: WHĐ

     

    Đọc thêm »
  • Lễ Thánh Gioan Phaolô II: Ngày Toàn xá dành cho các ca đoàn

    (21.10.2016) – Theo chương trình đã ấn định, hơn 10.000 ca viên sẽ quy tụ về Roma vào cuối tuần này, trong khuôn khổ Năm Thánh, để tham dự Ngày Toàn xá dành cho các ca đoàn và các người đặc trách phụng vụ nhân lễ Thánh Gioan Phaolô II (22-10). Ngày Toàn xá này sẽ diễn ra từ 21 đến 23 tháng Mười 2016, tại Vatican.

    Ngày Toàn xá sẽ được khai mạc vào thứ Sáu 21-10 với hội nghị tập huấn được tổ chức tại hội trường Phaolô VI, về đề tài “Hát mừng Lòng Thương Xót”. Trong số các thuyết trình viên, có: Đức ông Guido Marini, Chưởng nghi Toà Thánh, Đức ông Massimo Palombella, chỉ huy Ca đoàn Nguyện đường Sistine, Đức ông Vincenzo De Gregorio, viện trưởng Học viện Thánh nhạc của Toà Thánh, cha Marko Ivan Rupnik, giám đốc trung tâm Aletti, và Đức ông Marco Frisina, chỉ huy ca đoàn giáo phận Roma.

    Thứ Bảy 22-10, các tham dự viên sẽ yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến trong khuôn khổ cử hành Ngày Toàn xá, dự kiến diễn ra vào buổi sáng. Buổi chiều, tất cả các ca đoàn sẽ tham gia trình diễn mừng lễ Thánh Gioan Phaolô II, tại hội trường Phaolô VI.

    Chúa nhật 23-10, các tham dự viên sẽ hành hương đến Cửa Thánh, sau đó tham dự Thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô. Chủ tế Thánh lễ là Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Toà Thánh cổ võ Tân Phúc âm hóa.

    Ngày Toàn xá dành cho các Ca đoàn do ca đoàn giáo phận Roma tổ chức, với mục đích được nêu trong thông báo: “nhằm nhấn mạnh âm nhạc là công cụ truyền thông đặc biệt và khi cử hành phụng vụ là lúc diễn tả cao nhất đức tin của chúng ta và nền văn hóa Kitô giáo”. Ban tổ chức đã gửi lời mời hướng về Ngày Toàn xá đến “tất cả giáo dân, linh mục, quý vị phụ trách các văn phòng Phụng vụ, nhạc sĩ, các trường Thánh nhạc, các nhóm Thánh nhạc phục vụ cử hành phụng vụ và đạo đức bình dân”.

    Thành Thi chuyển ngữ

    (Theo Radio Vatican)

     

    Đọc thêm »
  • Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc Việt Nam lần thứ 36

    Tác giả Thánh Vịnh tự bạch: “Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới, bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta. Thấy thế, nhiều người sẽ kính sợ và tin tưởng vào Chúa” (Tv 40:4). Ca tụng Thiên Chúa là bổn phận của mọi người, đồng thời sinh ích lợi cho chính mình, nhưng không chỉ vậy mà còn làm cho người khác nhận biết Thiên Chúa qua lời ca tiếng hát của chúng ta. Điều đó chứng tỏ âm nhạc có vị trí quan trọng trong việc tôn vinh Thiên Chúa.

    Thủy triều xuống rồi dâng cao, trăng khuyết rồi trăng rằm. Mọi thứ luân phiên theo quy luật bất biến của Thiên Chúa – Đấng an bài mọi sự. Theo thông lệ thường niên, 8 giờ 15 sáng thứ Ba ngày 21-4-2015, tại TTMV TGP Saigon đã diễn ra Đại hội Thánh Nhạc toàn quốc lần thứ 36.

    Vẫn như thường lệ, chủ tọa đoàn là ĐGM Vincent Nguyễn Văn Bản (GP Ban Mê Thuột, đặc trách Ban Thánh Nhạc) và LM Rôcô Nguyễn Duy (Thư ký BTN). Tham dự đại hội lần này có khoảng 100 hội thảo viên (các linh mục, các tu sĩ, các nhạc sĩ sáng tác, và một số ca trưởng) thuộc các giáo phận của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

     Chủ đề của Đại hội Thánh nhạc lần thứ 36 tiếp tục “đào sâu” về Bình Ca. Lần này, Lm Ns Kim Long trình bày đề tài “Tiết Tấu Bình Ca”. Bình Ca có tiết tấu nhưng không có nhịp, tiết tấu tự do, nên không thể “đánh nhịp” theo kiểu tân nhạc. Một bài hát có các câu nhạc hoặc nửa câu nhạc, mỗi câu hoặc nửa câu lại có các tiết nhạc, các tiết nhạc còn có tiết lớn hay nhỏ – gọi là “khởi” [α] và “tới” [θ].

    Như chúng ta đã biết, Bình Ca còn được gọi là nhạc Grêgôriô – loại nhạc đặc trưng của Giáo hội Công giáo. Thánh GH Grêgôriô (540?-604, Tiến sĩ Giáo hội) không là người “phát minh” ra Bình Ca, nhưng ngài là người có công “định vị” Bình Ca trong Phụng vụ của Giáo hội Công giáo, vì thế người ta tưởng nhớ công lao của ngài nên gọi Bình Ca là nhạc Grêgôriô. Chắc hẳn chúng ta cũng không thể quên bài thánh ca “Pange Lingua” (*) của Thánh Lm Ns Tôma Aquinô (1225-1274), Tiến sĩ Giáo hội. Bài thánh ca “Pange Lingua” thường gọi là bài “Tantum Ergo”, vì đó là hai chữ mở đầu, xưa quen hát bài này trong các giờ chầu Thánh Thể – đặc biệt là Thứ Năm Tuần Thánh, nhưng nay người ta dùng bài “Đây Nhiệm Tích” (Việt ngữ).

    Về thể loại Bình Ca, ĐGH Piô XII có câu nói “để đời” thế này: “Bình Ca là bản dịch của bản văn”. Nghĩa là ca từ rất quan trọng trong thể loại nhạc Bình Ca – lời là chính, nhạc là phụ. Người sáng tác phải dệt nhạc theo bản văn Phụng Vụ, có thể “chỉnh” từ ngữ chút ít, nhưng phải giữ cho “gần” bản văn chứ không được “xa” bản văn.

    Bình Ca có ba đặc điểm: (1) Về giai điệu, bài Bình Ca được hình thành theo văn bản, cần chú ý “dấu nhấn” và “ý nghĩa toàn câu”; (2) Về tiết tấu, cần phân biệt “tiết tấu cơ bản” (Khởi và Tới), vì không phân nhịp nên Bình Ca không thể “đánh nhịp” mà chỉ “phác họa tiết tấu”; (3) Về âm thể, khác với tân nhạc có hai Thể (Trưởng và Thứ), Bình Ca có bốn Thể – với bốn nốt lần lượt làm chủ âm là Ré, Mi, Fa, Sol và tạo ra bốn thang âm: Thể Ré (Protus), Thể Mi (Deuterus), Thể Fa (Tritus), và Thể Sol (Tetrardus).

    Nên lưu ý: Bình Ca không dùng các quãng lớn (6, 7, 8,…), không dùng bán cung đồng (Do – Do #), và không dùng cảm âm (bán cung, từ áp âm về chủ âm). Là người Công giáo được thấm nhuần Bình Ca, cố Nhạc sĩ Anh Việt Thu đã ảnh hưởng Bình Ca khi ông viết ca khúc “Tám Điệp Khúc” (Trời làm cho mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu… Tiếng hát hát trên môi, giấc ngủ ngủ trong nôi, một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu…). Âm thể Ré thứ, nhưng ông dùng nốt “Si bình” ở các chữ “trên môi” và “trong nôi”. Trong bài “Ca Khúc Trầm Hương” của Lm Ns Dao Kim không dùng cảm âm trong câu cuối của phần điệp khúc: “…ban muôn hồng ân”. Chữ “hồng” không là “Si bình” mà tương đương “Si giáng”, nhưng người ta thường hát là “Si bình”, thế nên mất vẻ ngũ cung Việt Nam và Bình Ca. Lúc sinh thời, Nhạc sĩ Hùng Lân cho biết rằng ông đã “chỉnh” nốt Si trong bài hát “Ca Khúc Trầm Hương” của Ns Dao Kim (lúc đó chưa là linh mục) để cho ra “nét” Việt Nam.

    Bình Ca phù hợp với La ngữ. Viết nhạc Bình Ca bằng Việt ngữ là điều rất khó, có thể chỉ viết theo “tinh thần” Bình Ca hoặc mang “âm hưởng” Bình Ca. Tại sao Bình Ca “khó nhập” với Việt ngữ? La ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ khác không có dấu giọng, nhưng Việt ngữ có nhiều dấu giọng. Khó hơn nữa là âm Việt ngữ có những âm trái ngược thực tế: Cao – Thấp, Trên – Dưới, Trời – Đất,… Các chữ “Cao, Trên, Trời” mô tả các vị trí “ở trên” mà âm đọc lại “ở dưới” so với các chữ “Thấp, Dưới, Đất”. Nhiêu khê lắm thôi!

    Vấn đề Thánh nhạc còn mãi như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn luôn có nhiều nỗi ưu tư và trăn trở về các vấn đề đối với nền Thánh nhạc Việt Nam.

    Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình huynh nghĩa đệ, êm đềm trong sự bình an của Đức Kitô phục sinh và giàu lòng thương xót. Sau đó, mọi người chia tay và hẹn gặp lại nhau tại Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 37 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon vào sáng Thứ Ba, ngày 22-9-2015.

    Âm nhạc chỉ có 7 nốt, từ 7 nốt đó được biến hóa đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể so sánh 7 nốt nhạc đơn giản đó như 7 ơn Chúa Thánh Thần. Chính Ngài mới là Đệ Nhất Nhạc Sĩ luôn linh hứng và tác động để tạo thành những giai điệu thánh thiện nơi các nhạc sĩ sáng tác, rồi được các ca đoàn làm cho các bài hát trở nên sinh động để dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Đó là bản tổng phổ hài hòa thánh thiện và tuyệt vời nhất theo sự hiệp nhất mà Thiên Chúa hằng mong muốn nơi chúng ta.

    Thánh Ca phải có tính thánh thiện và hoàn hảo, vì những gì dâng kính Thiên Chúa phải là những thứ hoàn hảo, nếu không thì những gì chúng ta dâng lên sẽ như chiếc roi quất lại chính chúng ta.

     

    Trầm Thiên Thu

    (*) Tantum ergo Sacramentum, Veneremur cernui: Et antiquum documentum, Novo cedat ritui: Praestet fides supplementum Sensuum defectui. Genitori, Genitoque, Laus et jubilatio, Salus, honor, virtus quoque, Sit et benedictio: Procedenti ab utroque, Compar sit laudatio. Amen.

    Đọc thêm »
RSS